Friday, February 24, 2017
Friday, February 17, 2017
Saturday, February 11, 2017
Thiền Sư Khương Tăng Hội
(PGVN)
Nói tóm lại, Phật giáo Việt Nam vào thời Khương Tăng Hội đã xây dựng thành công một cơ cấu giáo dục tổng hợp khá hoàn chỉnh và đa dạng, bao gồm toàn bộ tất cả các ngành tri thức có mặt ở thời đó, mà không đóng khung vào một giới hạn chật hẹp nào. Người ta không chỉ học ba tạng kinh điển Phật giáo, sáu kinh của Nho giáo, mà còn học tới cả khoa sấm vỹ thiên văn, thậm chí cả khoa học ứng đối, và đặc biệt truyền thống dân tộc Việt Nam. Nền giáo dục ấy vì vậy có thể nói là đại diện cho nền giáo dục Việt Nam thế kỷ thứ II và thứ III đối lập lại với nền giáo dục nô dịch Trung Quốc đang tồn tại song song cùng nó. Nhờ thế, qua lịch sử nó đã đào tạo ra những thiên tài đáp ứng được yêu cầu của đất nước và được tiếp nối cho đến ngày nay.
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt.
Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiêm đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiêm đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
Việc thêm chi tiết về Tô Tuấn và Tôn Xước chứng tỏ Huệ Hạo đã tham khảo nhiều sử liệu khác mà Tăng Hựu có thể đã bỏ qua. Trong bài tự cho Cao Tăng truyện cũng như trong hai lá thư trao đổi giữa Vương Mạn Dĩnh và Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 14 ĐTK 2059 tờ 418b5 - 423a10, Huệ Hạo đã xác định mình đã tham khảo "hơn mấy chục nhà tạp lục" (sứu kiểm tạp lục sổ thập dư gia) cùng "sử sách các triều Tấn, Tống, Tề, Lương, Ngụy sử các nhà Tần, Triệu, Yên, Lương, tạp thiên, địa lý, văn lẻ, đoạn ghi", và hỏi thêm các bậc cổ lão tiên đạt. Cụ thể là tác phẩm của các tác gia Pháp Tế, Pháp An, Tăng Bảo, Pháp Tấn, Tăng Du, Huyền Sướng, Tăng Hựu, Lưu Nghĩa Khánh, Vương Diệm, Lưu Tuấn, Vương Diên Tú, Chu Quân Đài, Đào Uyên Minh, Vương Cân, Tiêu Cánh Lăng vương, Huy Cảnh Hưng, Trương Hiếu Tú, Lục Minh Hà, Khương Hoằng, Đàm Tôn, Dữu Trọng Ung v.v... mà Huệ Hạo có dịp nêu rõ tên tuổi cũng như tác phẩm.
Ngoài hai bản tiểu sử vừa nêu, các kinh lục về sau, cụ thể là Chúng kinh mục lục của Pháp Kinh, Lịch đại tam bảo ký của Phí Trường Phòng, Đại Đường nội điển lục của Đạo Tuyên, Khai Nguyên Thích giáo lục của Trí Thăng, cũng ít nhiều có ghi chép về Khương Tăng Hội, song chủ yếu là tóm tắt các tư liệu do hai bản tiểu sử vừa nói cung cấp, do thế cũng không góp thêm điều gì mới vào việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội. Cho nên, chúng chỉ được sử dụng những tài liệu tham khảo thêm khi cần thiết. Do thế, để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi lấy hai bản kể trên làm căn bản. Và vì bản của Huệ Hạo tự thân là một bản sao của bản Tăng Hựu, có tham khảo thêm tư liệu của Tôn Xước, nên chúng tôi cho dịch lại đây bản của Huệ Hạo. Đoạn nào cho in thụt vào là đoạn tăng bổ của Cao Tăng truyện.
"Khương Tăng Hội, tổ tiên người Khương Cư, mấy đời ở Thiên Trúc, cha nhân buôn bán, dời đến Giao Chỉ. Hội năm hơn 10 tuổi, song thân đều mất, khi chịu tang xong, bèn xuất gia, siêng năng hết mực. Là con người rộng rãi nhã nhặn, có tầm hiểu biết, dốc chí hiếu học, rõ hiểu ba tạng, xem khắp sáu kinh, thiên văn đồ vĩ, phần lớn biết hết, giỏi việc ăn nói, lanh việc viết văn. Bấy giờ Tôn Quyền xưng đế Giang Tả, mà Phật giáo chưa lưu hành.
Trước đó có ưu bà tắc Chi Khiêm, tự Cung Minh, một tên là Việt, vốn người Nguyệt Chi, đến chơi đất Hán. Xưa đời vua Hoàn, vua Linh nhà Hán có Chi Sấm dịch các kinh. Có Chi Lượng, tự Kỷ Minh, đến học với Sấm. Khiêm lại thọ nghiệp với Lượng, rộng xem sách vở, không gì là không nghiên cứu kỹ càng, các nghề thế gian, phần nhiều giỏi hiết, học khắp sách lạ, thông tiếng sáu nước. Ông thì nhỏ con, đen gầy, mắt trắng, con ngươi vàng, nên người thời đó nói: Mắt anh Chi vàng, thân hình tuy nhỏ, ấy túi trí khôn. Cuối đời Hán Linh đế loạn lạc, ông lánh xuống đất Ngô. Tôn Quyền nghe tiếng ông tài trí, triệu đến gặp, vui vẻ, phong làm bác sĩ, phụ đạo thái tử, cùng với người như Vi Diệu, hết sức khuông phò. Nhưng vì ông đến từ nước ngoài, nên Ngô Chí không ghi.
Khiêm nghĩ giáo pháp vĩ đại tuy lưu hành, nhưng kinh điển phần nhiều tiếng Phạn, chưa dịch ra hết, bèn nhờ giỏi tiếng Hán, gom các bản Phạn, dịch ra tiếng Hán. Từ năm đầu Hoàng Vũ (222) đến khoảng Kiến Hưng (252 - 253) nhà Ngô, ông dịch Duy Ma, Đại-bát-nê-hoàn, Pháp cú, Thụy ứng bản khởi v.v.. gần 49 bộ kinh, gom được nghĩa thánh, lời ý đẹp nhã. Lại dựa kinh Vô Lượng Thọ và Trung bản khởi, ông viết ba bài phạn bối Bồ đề liên cú và chú thích kinh Liễu bản sinh tử đều lưu hành ở đời.
Thursday, February 9, 2017
Thư mời tham dự ngày tu học với chủ đề " Tìm Lại Chính Mình " ngày 26-02-2017
Thư mời tham dự ngày tu học với chủ đề " Tìm Lại Chính Mình " ngày 26-02-2017 tại Thiền Viện Pháp Quang.
Trong đời sống hàng ngày ta bị quá nhiều bận rộn, lo toan trong cuộc sống, và vì thế ta dần rời xa bản thân mình. Ta ăn mà không biết rằng mình đang ăn. Ta đi mà không biết rằng mình đang đi. Ta sống như những người mộng du. Ta không thật sự sống đời sống của chính mình. Ta đã "đánh mất mình".
Với ngày tu "Tìm lại chính mình" ta sẻ có cơ hội học hỏi cách buông bỏ những gánh nặng lo toan trong cuộc sống. Sống trọn vẹn với chính mình trong khi đi, đứng, nằm, ngồi.
Về với ngày tu Tìm Lại Chính Mình còn cho ta cơ hội hoà nhập với thiên nhiên, và để lòng mình thư giãn cùng với đất trời.
Lịch sinh hoạt ngày tu Tìm Lại Chính Mình
26-02-2017 Thiền Viện Pháp Quang (ngày tu cho người Việt với chủ đề: Tìm Lại Chính Mình)
10h:00 - Pháp Thoại (Chủ đề "Tìm Lại Chính Mình")
11h:30 - Đi Thiền Hành
1h:00 - Thọ Trai
2h:30 - Pháp Đàm - Thiền Trà
4h:00 - chia tay và chụp hình lưu niệm
5h:00 - Toạ Thiền (cho những người còn ở lại Thiền Viện)
Địa chỉ Thiền Viện: Hauptstraße 28, Pechhütte, Finsterwalde
České Budějovice 04-05-2017
Năm nay ở České Budějovice mọi người về phép nhiều nên Cộng đồng không tổ chức Đại Lễ Thượng Nguyên được, nhưng vì lòng từ bi và thương mến, quý Thầy vẫn về đây thực hiện khoá lễ Cầu An Đầu Năm và giao lưu Phật Pháp với bà con nơi đây!
Không tổ chức như một Đại Lễ lớn, nhưng thay vào đó là một không khí trang nghiêm và đầm ấm!
Sau khoá lễ tâm linh là buổi trà đàm, giao lưu Phật Pháp và giải Kiều đầu năm! Ông chủ tịch HNVN tại thành phố České Budějovice Hoàng Hoa Thám cũng tham gia một với một tinh thần nhiệt thành và hào hứng( nhất là trong chương trình giải Kiều)
Thầy Thích Pháp Nhật, viện chủ Thiền viện Pháp Quang, Đức Quốc đã chia sẻ về ý nghĩa và xuất xứ của Lễ Thượng Nguyên, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hoặc Tết Đoàn Viên...
Thầy Thích Lệ Đan, giáo thọ sư Chùa Giác Đạo, CH Séc chia sẻ câu chuyện về số phận mỗi con người đều nằm trong lòng bàn tay mình...tự mình có thể thay đổi số mệnh của mình bằng cách tu tập như cha ông mình vẫn nói" Đức Năng Thắng Số"
Chương trình" Bói Kiều Đầu Năm" thật liêng thiêng mà hào hứng...bởi mỗi câu Kiều lại được giải như một bài Pháp ngắn
Kết thúc buổi giao lưu cũng gần 23 giờ, nhưng ai cũng thấy vui và hạnh phúc...
Kết thúc buổi giao lưu cũng gần 23 giờ, nhưng ai cũng thấy vui và hạnh phúc...
Chúng con thành kính tri ân quý Thầy đã không quản ngại đường xá xa xôi, lạnh giá...vẫn đến thành phố chúng con để chia sẻ tình thương và tưới tẩm cho chúng con được thấm nhuần Pháp Đạo...
An Trúc
04-05-2017, České Budějovice
04-05-2017, České Budějovice
Chuyển hoá sân giận, phát triển tâm yêu thương - Thích Pháp Nhật
Trong ta có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau như buồn, vui, giận, hờn... trong tất cả những loại cảm xúc trên, năng lượng của sự sân giận thường thiêu đốt tâm can ta nhiều nhất. Một khi năng lượng của sự giận giữ phát khởi ta không còn kiềm chế được chính mình. Ta sẻ quát tháo. Ta sẻ để cho năng lương giận giữ nổ ra như ngọn núi lửa phun ra những dòng nham thạch thiêu đốt tất cả những gì nó đi ngang qua.
Wednesday, February 8, 2017
Tuesday, February 7, 2017
Monday, February 6, 2017
Sunday, February 5, 2017
Saturday, February 4, 2017
Friday, February 3, 2017
Thursday, February 2, 2017
Wednesday, February 1, 2017
Subscribe to:
Posts (Atom)
Chương trình tu học tại Thiền Viện Pháp Quang năm 2018 (Lịch sinh hoạt của Thầy Pháp Nhật năm 2018) Programm 2018 Veranstaltungen im Ja...
-
(4 ngôn ngữ: Tiếng Việt, Anh, Đức và Hoà Lan) Kính bạch Đức thế tôn! Kính thưa chư liệt vị tổ tiên tâm linh và huyết thống! Hôm nay...
-
Chương trình tu học tại Thiền Viện Pháp Quang năm 2018 (Lịch sinh hoạt của Thầy Pháp Nhật năm 2018) Programm 2018 Veranstaltungen im Ja...