Thursday, February 15, 2018

Chương trình tu học tại Thiền Viện Pháp Quang năm 2018
(Lịch sinh hoạt của Thầy Pháp Nhật năm 2018)
Programm 2018
Veranstaltungen im Jahr 2018
wöchentlich: Donnerstags, 19:00-21:00 Uhr
Sangha Treffen (Geh-, und Sitzmeditation, Dharma-Austausch, anschließend gemeinsames Tee trinken)
28. Januar 2018, 9:00 bis 17:00 Uhr
Achtsamkeitstag (Sprachen: deutsch und englisch)

Friday, March 24, 2017

khóa tu Ostern 15,16 tháng 4 năm 2017 tại Thiền Viện Pháp Quang

Thời khoá 
Ngày 15 tháng 4 

10h00 Tụng kinh - sám hối 6 căn
11h00 Pháp Thoại chủ đề " Khơi nguồn hiểu biết, Gieo mầm yêu thương"
12h30 Thiền hành
13h30 Ăn cơm trong chánh niệm
15h30 Pháp Đàm
17h00 Ăn chiều
19h30 Đốt lửa - hát thiền ca - thưởng thức nấm nướng
21h30 Im Lặng hùng tráng

Ngày 16 tháng 4

6:00 Ngồi Thiền - Tụng Kinh
7:00 Thể dục tập Đạo Công
8:00 Ăn sáng
9:00 Lễ quy y tam bảo
11:00 Pháp Thoại chủ đề "Khơi nguồn hiểu biết, Gieo mầm yêu thương"
12h30 Thiền Hành
13h30 Ăn cơm trong chánh niệm
15h30 Pháp Đàm
16h30 Chia tay - chụp hình lưu niệm
17h00 Đi rừng (cho những ai còn ở lại Thiền Viện)
19h30 Tọa Thiền (cho những ai còn ở lại Thiền Viện)

Địa chỉ Thiền Viện Pháp Quang

Hauptstraße 28, Pechhütte, Finsterwalde

Chúng con cám ơn Thầy...

Nürnberg, 19.03.2017

Chúng con cám ơn Thầy, chúng con đã có những giây phút rất an lạc và hạnh phúc.

Khi đến, ai cũng mang theo mình khuôn mặt với những lo lắng, bất an trong cuộc sống. Vậy mà chỉ 30 phút sau, tất cả như được gột rửa, chỉ còn lại những nụ cười, những ánh mắt hân hoan, những bước chân nhẹ nhàng...

Ngày hôm đó, Thầy đã trao tặng chúng con mỗi người 1 hạt mầm và dạy cho chúng con hàng ngày chăm sóc thế nào cho cây được tươi tốt, cho cây toả bóng mát để những người xung quanh chúng con cũng được đón nhận sự tươi mát đó.
Thầy đã dạy chúng con, khi chúng con bình an, thì nguồn năng lượng đó sẽ lan toả, do đó những người thân trong gia đình và những người xung quanh chúng con cũng sẽ được bình an. 


Chúng con mong Thầy sớm quay lại và mong sẽ có thêm nhiều người được an vui và hạnh phúc như chúng con _(())_


Nguyên Hạnh An







Saturday, February 11, 2017

Mỉm Cười Khi Thức Dậy


Thiền Sư Khương Tăng Hội



(PGVN)

Nói tóm lại, Phật giáo Việt Nam vào thời Khương Tăng Hội đã xây dựng thành công một cơ cấu giáo dục tổng hợp khá hoàn chỉnh và đa dạng, bao gồm toàn bộ tất cả các ngành tri thức có mặt ở thời đó, mà không đóng khung vào một giới hạn chật hẹp nào. Người ta không chỉ học ba tạng kinh điển Phật giáo, sáu kinh của Nho giáo, mà còn học tới cả khoa sấm vỹ thiên văn, thậm chí cả khoa học ứng đối, và đặc biệt truyền thống dân tộc Việt Nam. Nền giáo dục ấy vì vậy có thể nói là đại diện cho nền giáo dục Việt Nam thế kỷ thứ II và thứ III đối lập lại với nền giáo dục nô dịch Trung Quốc đang tồn tại song song cùng nó. Nhờ thế, qua lịch sử nó đã đào tạo ra những thiên tài đáp ứng được yêu cầu của đất nước và được tiếp nối cho đến ngày nay.

Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. 

Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiêm đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.

Việc thêm chi tiết về Tô Tuấn và Tôn Xước chứng tỏ Huệ Hạo đã tham khảo nhiều sử liệu khác mà Tăng Hựu có thể đã bỏ qua. Trong bài tự cho Cao Tăng truyện cũng như trong hai lá thư trao đổi giữa Vương Mạn Dĩnh và Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 14 ĐTK 2059 tờ 418b5 - 423a10, Huệ Hạo đã xác định mình đã tham khảo "hơn mấy chục nhà tạp lục" (sứu kiểm tạp lục sổ thập dư gia) cùng "sử sách các triều Tấn, Tống, Tề, Lương, Ngụy sử các nhà Tần, Triệu, Yên, Lương, tạp thiên, địa lý, văn lẻ, đoạn ghi", và hỏi thêm các bậc cổ lão tiên đạt. Cụ thể là tác phẩm của các tác gia Pháp Tế, Pháp An, Tăng Bảo, Pháp Tấn, Tăng Du, Huyền Sướng, Tăng Hựu, Lưu Nghĩa Khánh, Vương Diệm, Lưu Tuấn, Vương Diên Tú, Chu Quân Đài, Đào Uyên Minh, Vương Cân, Tiêu Cánh Lăng vương, Huy Cảnh Hưng, Trương Hiếu Tú, Lục Minh Hà, Khương Hoằng, Đàm Tôn, Dữu Trọng Ung v.v... mà Huệ Hạo có dịp nêu rõ tên tuổi cũng như tác phẩm.

Ngoài hai bản tiểu sử vừa nêu, các kinh lục về sau, cụ thể là Chúng kinh mục lục của Pháp Kinh, Lịch đại tam bảo ký của Phí Trường Phòng, Đại Đường nội điển lục của Đạo Tuyên, Khai Nguyên Thích giáo lục của Trí Thăng, cũng ít nhiều có ghi chép về Khương Tăng Hội, song chủ yếu là tóm tắt các tư liệu do hai bản tiểu sử vừa nói cung cấp, do thế cũng không góp thêm điều gì mới vào việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội. Cho nên, chúng chỉ được sử dụng những tài liệu tham khảo thêm khi cần thiết. Do thế, để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi lấy hai bản kể trên làm căn bản. Và vì bản của Huệ Hạo tự thân là một bản sao của bản Tăng Hựu, có tham khảo thêm tư liệu của Tôn Xước, nên chúng tôi cho dịch lại đây bản của Huệ Hạo. Đoạn nào cho in thụt vào là đoạn tăng bổ của Cao Tăng truyện.

"Khương Tăng Hội, tổ tiên người Khương Cư, mấy đời ở Thiên Trúc, cha nhân buôn bán, dời đến Giao Chỉ. Hội năm hơn 10 tuổi, song thân đều mất, khi chịu tang xong, bèn xuất gia, siêng năng hết mực. Là con người rộng rãi nhã nhặn, có tầm hiểu biết, dốc chí hiếu học, rõ hiểu ba tạng, xem khắp sáu kinh, thiên văn đồ vĩ, phần lớn biết hết, giỏi việc ăn nói, lanh việc viết văn. Bấy giờ Tôn Quyền xưng đế Giang Tả, mà Phật giáo chưa lưu hành.

Trước đó có ưu bà tắc Chi Khiêm, tự Cung Minh, một tên là Việt, vốn người Nguyệt Chi, đến chơi đất Hán. Xưa đời vua Hoàn, vua Linh nhà Hán có Chi Sấm dịch các kinh. Có Chi Lượng, tự Kỷ Minh, đến học với Sấm. Khiêm lại thọ nghiệp với Lượng, rộng xem sách vở, không gì là không nghiên cứu kỹ càng, các nghề thế gian, phần nhiều giỏi hiết, học khắp sách lạ, thông tiếng sáu nước. Ông thì nhỏ con, đen gầy, mắt trắng, con ngươi vàng, nên người thời đó nói: Mắt anh Chi vàng, thân hình tuy nhỏ, ấy túi trí khôn. Cuối đời Hán Linh đế loạn lạc, ông lánh xuống đất Ngô. Tôn Quyền nghe tiếng ông tài trí, triệu đến gặp, vui vẻ, phong làm bác sĩ, phụ đạo thái tử, cùng với người như Vi Diệu, hết sức khuông phò. Nhưng vì ông đến từ nước ngoài, nên Ngô Chí không ghi.

Khiêm nghĩ giáo pháp vĩ đại tuy lưu hành, nhưng kinh điển phần nhiều tiếng Phạn, chưa dịch ra hết, bèn nhờ giỏi tiếng Hán, gom các bản Phạn, dịch ra tiếng Hán. Từ năm đầu Hoàng Vũ (222) đến khoảng Kiến Hưng (252 - 253) nhà Ngô, ông dịch Duy Ma, Đại-bát-nê-hoàn, Pháp cú, Thụy ứng bản khởi v.v.. gần 49 bộ kinh, gom được nghĩa thánh, lời ý đẹp nhã. Lại dựa kinh Vô Lượng Thọ và Trung bản khởi, ông viết ba bài phạn bối Bồ đề liên cú và chú thích kinh Liễu bản sinh tử đều lưu hành ở đời.

Chương trình tu học tại Thiền Viện Pháp Quang năm 2018 (Lịch sinh hoạt của Thầy Pháp Nhật năm 2018) Programm 2018 Veranstaltungen im Ja...